Lão tử nê, vì nó chịu nhiệt cao, tính ổn định khi nung tốt, tác phẩm sau nung có đặc tính gần với ấm tử nê thời Minh Thanh, rất cổ kính, nên gọi nó là “lão tử nê”. Có người nói, lão tử nê là loại tử nê ủ từ những năm 80 đến nay, lối nói này có phần sai lệch, hơn nữa rất ít ai để ủ đất luyện từ những năm 80 đến tận bây giờ.
Lão tử nê là loại quặng tử nê khá bình thường trong các loại nguyên liệu tử sa Hoàng Long Sơn, chủ yếu khai thác ở tầng tử nê Hoàng Long Sơn, thị trấn Đinh Thục, những mỏ quặng khác rất ít loại đất này. Màu của quặng lão tử nê là màu hồng tím hoặc nâu tím sậm, ánh hồng trong tím (như ảnh 4-42), thành phần cấu tạo của nó cơ bản giống với tử nê thông thường, chất đất khá thô tạp, chứa nhiều sắt. Thành phần hóa học chủ yếu là: SiO2 57.63%, Fe2O3 8.16%, Al2O3 24.14%, CaO 0.56%, MgO 0.7%, K2O 1.65%, Na2O 0.32%, LOI 5.3%.

Ảnh 4-43: Miếng nung thử lão tử nê Hoàng Long Sơn
Ảnh 4-44: Miếng nung thử Lão Tử Nê ngoại sơn (lão giáp)
Đặc tính đất của lão tử nê rất ổn định, dễ nắm độ khô ướt, dễ tạo hình, làm được cả tác phẩm lớn và nhỏ, là một trong các loại đất được thị trường ưa thích. Hàm lượng Al2O3 cao hơn tử nê thông thường, vì vậy phạm vi nhiệt nung rộng, tỷ lệ co ngót nhỏ, khoảng 8%, tính ổn định tốt, nhiệt độ nung phù hợp là 1190 độ. Màu sắc sau nung chuyển đổi từ nâu đỏ sang tím đen (ảnh 4-43), vì có thể nung ra màu tím đen nên có người gọi nó là “hắc tử nê”, dễ nhầm lẫn với Tử Gia Nê và Hắc Bính Tử Nê. Với tác phẩm làm từ lão tử nê, mới đầu pha thấy khô khan, nhưng sau khi nuôi sẽ thấy mỡ màng, cổ kính, đoan trang, nhã nhặn, thể hiện được phong vị của tử sa, được nhiều người yêu thích.
Nội dung cuốn “Dương Tiện Minh Sa Thổ” – Lưu Ngọc Lâm
Ý Trà Quán – Chia sẻ kiến thức về trà và ấm!