“PHONG HÓA” TRONG QUÁ TRÌNH LUYỆN ĐẤT TỬ SA LÀ GÌ?

Dat lam am tu sa 3

Phong hóa là chất đống quặng tử sa lộ thiên, để nó bị nắng chiếu, gió thổi, mưa xả (nếu không có mưa thì cần phải phun nước nhân tạo).

Trong quá trình phơi lộ thiên này, quặng tử sa hấp thụ đủ nước, giảm hỏa khí và tự động nứt thành những miếng nhỏ. Điều này rất quan trọng trong khâu luyện đất tử sa, nhất là việc luyện bằng tay theo cách truyền thống. Nếu không có quá trình phong hóa và nứt vỡ tự nhiên của quặng, dựa vào sức người để đập và nghiền sẽ rất tốn sức lực bởi quặng tử sa cứng và tồn tại thành từng khối lớn. Người ta thường để phong hóa quặng 3 tháng hoặc nhiều hơn tùy điều kiện cho phép, càng phong hóa lâu, quặng càng tách thành từng miếng nhỏ và lợi cho công đoạn nghiền phía sau.

Tác dụng thứ hai của phong hóa, đó là trong quá trình phơi lộ thiên như vậy, có thể hình thành axit Humic, các chất hữu cơ và rửa trôi một số chất muối, từ đó nâng cao độ thuần và một số tính chất của đất, ví dụ như giảm nhiệt độ cần để nung đất chín, đặc biệt là làm tăng độ kết dính của đất, từ đó tăng khả năng tạo hình khi đập vỗ.

Tuy nhiên, có một số loại đất không thể phong hóa lộ thiên. Ví dụ như đất Chu Nê, một số đất Hồng Nê, Lục NêĐoàn Nê có thể tan một phần trong nước và sẽ bị nước mưa cuốn trôi nếu phong hóa lộ thiên. Những loại đất này lại khá xốp, chỉ cần phun nước và phơi một chút là có thể nứt thành miếng nhỏ.

Quá trình xịt nước, phong hóa của quặng tử sa

Ý Trà Quán – Chia sẻ kiến thức về trà và ấm!

Bài viết được đề xuất

X
0
    0
    Giỏ Hàng
    Giỏ hàng trốngQuay lại cửa hàng
    Liên hệ