Hai dáng ấm này quả là nhìn qua thì khá giống nhau và khó phân biệt, tuy nhiên khi để ý vào các chi tiết, ta vẫn thấy sự khác biệt.

Dáng ấm Hán Đạc (trái): Lấy cảm hứng thứ hình tượng cái chuông lớn của đời nhà Hán, với ngụ ý thiên hạ thái bình, quốc thái dân an.
Dáng ấm Tỉnh Lan (phải): là một trong các thế ấm của Mạn Sinh, lấy cảm hứng sáng tạo từ hàng rào xung quanh giếng. Ấm Tỉnh Lan có ngụ ý: giếng sâu như núi văn biển sách, kiến thức như nước trong giếng, lấy mãi không hết, kiến thức cũng như nguồn nước cần thiết cho cuộc sống, phải thu nạp mãi mới có thể tu thân dưỡng tính.

Thân ấm: Thân ấm Hán Đạc (trái) rất giống Tỉnh Lan (phải), nhưng cao và gầy hơn Tỉnh Lan một chút, thân ấm Tỉnh Lan đem lại cho ta cảm giác “tròn mà lại vuông”. Ấm Tỉnh Lan lộ vẻ “đôn hậu”, còn ấm Hán Đạc lộ vẻ “mạnh mẽ”.

Vòi ấm: Vòi ấm Hán Đạc (trái) thường thẳng, lộ vẻ cương quyết, cứng rắn; vòi ấm Tỉnh Lan (phải) là vòi cong, lộ vẻ dịu dàng.

Quai ấm: Quai ấm Hán Đạc (trái) là quai tròn như hình cái tai, còn quai ấm Tỉnh Lan (phải) thường là quai Phi Bả (có một đoạn vểnh lên trên), và trọng tâm của quai ấm Tỉnh Lan dồn xuống dưới.

Núm ấm: Núm ấm Hán Đạc (trái) có một khuyên tròn, đây là đặc trưng của dáng ấm này, còn núm ấm Tỉnh Lan (phải) là quai hình trụ, không có khuyên tròn.
Ý Trà Quán – Chia sẻ kiến thức về trà và ấm!