168490217 296632235373185 2746696588498178192 n

Về đất Thanh Khôi Nê, hiện tại có nhiều quan điểm không đồng nhất, có người cho rằng đất Thanh Khôi Nê thuộc Đoàn Nê, có người lại cho rằng đất Thanh Khôi Nê thuộc tử nê, có một số ít còn cho rằng trong các loại đất tử sa nguyên khoáng không có đất Thanh Khôi Nê. Rốt cuộc có đất Thanh Khôi Nê hay không? Thanh Khôi Nê là tử nê, hay là đoàn nê?

Màu sắc bên ngoài của đất Tử Sa rất phong phú, màu sắc sau nung càng đa dạng hơn, sao lại không có Thanh Khôi Nê chứ! Thực ra dù là quặng gốc (như ảnh 4-34) hay là tác phẩm sau nung (như ảnh 4-35), đều tồn tại rất nhiều loại đất có màu thanh khôi (xanh xám). Nhưng quặng gốc có màu thanh khôi, chưa chắc nung xong sẽ ra màu thanh khôi; nung được ra màu thanh khôi, quặng gốc chưa chắc đã mang màu thanh khôi. Sau quá trình nghiên cứu, tôi (chỉ tác giả) cho rằng đất Thanh Khôi Nê thuộc tử nê.

168490217 296632235373185 2746696588498178192 n
Ảnh 4-35: Ấm Truyền Lô tứ phương Thanh Khôi

Đầu tiên, xét từ tầng quặng phân bố, Thanh Khôi Nê chủ yếu phân bố ở giữa Tử Nê và Đoạn Nê (ảnh 4-36), có thể cho rằng đó là quặng cộng sinh giữa đất Đoàn Nê và Tử Nê, nhưng thành phần Đoạn Nê khá ít, thành phần Tử Nê nhiều. Màu sắc bên ngoài là màu thanh (xanh) lẫn xám và ngả tím, vì thế Thanh Khôi Nê thuộc vào Tử Nê.

170717727 296632372039838 5801980763283376839 n
Ảnh 4-36: Vị trí phân bố đất Thanh Khôi
Từ trên xuống dưới mũi tên chỉ vào nội dung: Đoàn nê, Thanh Khôi nê, Tử nê

Hơn nữa, hiện tại mọi người hầu hết cho rằng Thanh Khôi Nê là chỉ màu sắc của tác phẩm sau khi nung xong. Trên thị trường nhiều tác phẩm Thanh Khôi nê được tạo thành bằng cách phối bằng Tử Nê, một số ít dùng đất nền là Đoàn Nê, sau đó phối chế mà thành Thanh Khôi Nê, nhưng hiệu quả không đẹp bằng Thanh Khôi Nê từ tử nê, nên Thanh Khôi Nê nên thuộc vào Tử Nê.

Thứ ba, người trong ngành đều biết rằng, các ấm “ủ tro” truyền thống hầu hết có màu thanh khôi, màu sắc bên trong và bên ngoài ấm đều giống nhau, nguyên liệu nền tốt nhất để “ủ tro” là Tử Nê. Hiện nay “Lò đốt ngược” có thể tạo ra “Không khí hoàn nguyên” nhất định, nên có thể khiến cho một số loại đất nung ra được màu thanh khôi. Mặc dù một số loại đoàn nê khi nung ở nhiệt độ cao có thể ra màu thanh khôi, nhưng loại đất này trong màu xám xanh có cả màu trắng, nên thường gọi là Thanh Đoạn, không gọi là Thanh Khôi. Loại đất Thanh Khôi do nung hoàn nguyên và đất thanh khôi đoàn nê có màu sắc khác biệt khá rõ so với đất Thanh Khôi.

Đất Thanh Khôi có khá nhiều loại, có thể chia làm Thanh Khôi thường, Thanh Khôi ngũ thái, Tử Thanh Khôi. Thanh Khôi thường nằm ở giữa tầng Tử Nê và Đoạn nê ngoại sơn, giống như đất cộng sinh giữa Đoàn Nê và Tử Nê, thực chất là Tử Nê chịu ảnh hưởng của Đoàn Nê. Bề ngoài quặng màu xám ánh thanh, ánh xanh lam, sau khi chịu ẩm sẽ có màu tím đậm (như ảnh 4-34, 4-37), cục quặng chặt, không cứng.

169908800 296633222039753 3135791859526133642 n
Ảnh 4-37: Nguyên khoáng Thanh Khôi Nê

Thành phần của Thanh Khôi Nê thường gồm gó: Hydromica, Cao Lanh, Thạch Anh, Ô xít sắt, mạt Myca…Thành phần hóa học chủ yếu là: SiO2 63.24%, Al2O3 20.54%, Fe2O3 8.73%, CaO 0.57%, MgO 0.59%, K2O 1.49%, Na2O 0.12%, LOI 5.65%.

Kết quả phân tích cho thấy, thành phần và tỷ lệ vật chất trong Thanh Khôi Nê gần giống đa số Tử Nê, vì thế tính tạo tác tốt, nhiệt độ nung cao, phạm vi thiêu kết rộng, tỉ lệ co ngót thấp. Muốn Thanh Khôi Tử Nê thể hiện được màu thanh khôi của nó (ảnh 4-35) thì nhiệt độ nung phải khoảng 1230 độ. Những tác phẩm thanh khôi thường là màu xám tím nâu. Khi nhiệt độ nung của Thanh Khôi Nê thấp hơn 1200 độ, nó sẽ có màu tím nhạt, xám ánh hồng. Màu xám ánh hồng là đặc trưng rõ cho việc đất Thanh Khôi chưa đạt đến ngưỡng nhiệt độ chín, người không biết tưởng rằng đó là Tử gia Nê chưa đạt đủ nhiệt độ; khi nhiệt độ nung cao hơn 1200 độ, sẽ có màu xanh ánh xám của đất Thanh Khôi.

169990138 296633278706414 8846362703777389478 n
Ảnh 4-38: Màu sắc Thanh Khôi Nê sau nung

Thanh Khôi Ngũ Thái, là loại quặng khá đặc biệt của đất Thanh Khôi, quặng của nó nằm ở trong tầng tử nê Hoàng Long Sơn, thuộc loại quặng cộng sinh, màu sắc quặng là tím ánh xanh, hơi hồng (như ảnh 4-39), có đặc điểm rõ của Tử Nê, khi nhiệt độ nung thấp hơn 1200 độ, trong màu nâu có ẩn hiện nhiều hạt màu (như ảnh 40-40, 4-41), vì vậy mới gọi nó là Thanh Khôi Ngũ Thái, khi nhiệt độ nung cao hơn 1200 độ, sẽ dần có màu thanh.

172235156 296633348706407 6651622752974796580 n
Ảnh 4-39 Thanh Khôi Nê cộng sinh

Tử Thanh khôi là một loại đất phức hợp, thường phối từ tử nê Hoàng Long Sơn và tử nê ngoại sơn, tác phẩm sau khi hoàn thành có màu đen tím ánh hồng, trong màu đen tím có cả ánh xanh, rất độc đáo và được thị trường yêu thích.

170154991 296633472039728 3045768573954729931 n
Ảnh 4-40: Màu sắc Thanh Khôi Nê cộng sinh
169580713 296633415373067 1755085504524118802 n
Ảnh 4-41: Tác phẩm Thanh Khôi nê cộng sinh

Nội dung cuốn “Dương Tiện Minh Sa Thổ” – Lưu Ngọc Lâm

Ý Trà Quán – Chia sẻ kiến thức về trà và ấm!

Bài viết được đề xuất

X
0
    0
    Giỏ Hàng
    Giỏ hàng trốngQuay lại cửa hàng
    Liên hệ