z5864726718711 6506d666ae1671fadff317a1f49ca235

Điều sa là một kỹ thuật làm gốm rất lâu đời. Mấy ngàn năm trước, khi tổ tiên người Trung Quốc làm gốm, đã nắm được kỹ thuật này. Điều sa là thêm “sa” với một tỷ lệ nhất định vào trong đất lúc làm gốm, để nâng cao tính ổn định, tỷ lệ thành phẩm và cảm giác cát (hạt) của thành phẩm. Bởi lẽ “sa” (cát) co ngót rất ít hoặc không co ngót trong khi nung. Kỹ thuật điều sa giờ đã được sử dụng rất phổ biến.

Khi tử sa mới xuất hiện, những người làm gốm đã áp dụng kỹ thuật này vào trong chế tác ấm tử sa. Nguyên lý của điều sa trong tử sa về cơ bản giống với điều sa trong làm gốm thời xưa. Người ta thêm vào trong đất tử sa loại cát sống, chín tái hoặc chín hẳn thô hoặc mịn theo một tỷ lệ nhất định, sau khi trộn đều, đem luyện thành ấm để sử dụng. Độ thô mịn của hạt cát được thể hiện bằng số mục, mục càng lớn thì hạt cát càng mịn và ngược lại. Hạt cát sống là hạt cát thô được lọc ra theo số mục của công cụ sàng trong lúc gia công đất; hạt cát chín tái là loại cát chưa được nung chín hẳn, được gia công thành hạt có số mục tương ứng; hạt cát chín là loại gốm phế phẩm đã được nung chín hẳn, gia công thành cát với số mục tương ứng. Hạt cát sống co ngót khá lớn, hạt chín tái co ngót khá nhỏ, hạt cát chín không co ngót.

Tác dụng của điều sa là:

  1. Tăng cảm giác hạt và vẻ đẹp cho ấm tử sa. Có thể là những hạt thô, khỏe hoặc là bên trên có những hạt lấp lánh, ẩn hiện, khiến nó đẹp hơn.
  2. Cải thiện khả năng tạo hình của đất, nâng cao tỷ lệ thành phẩm. “Nê” là thịt của tử sa, “sa” là xương của tử sa. “Xương” chính là những hạt thạch anh trong đất tử sa, giống như bộ xương của con người, có tác dụng nâng đỡ, vì vậy đất tử sa không thể thiếu “sa”. Có những loại đất tử sa tỷ lệ đất sét cao, hạt thạch anh nhỏ, khi làm ấm dễ dính vào công cụ hoặc dính vào tay, khi cho thêm hạt cát với tỷ lệ nhất định, sẽ dễ tạo hình hơn.
  3. Nâng cao tính ổn định khi nung của đất, giảm tỷ lệ co ngót, nâng cao tỷ lệ thành công. Bởi những hạt cát được cho vào hầu hết đều đã được nung chín tái hoặc chín hẳn, sẽ co ngót rất ít trong quá trình nung, thậm chí không co ngót nữa, nên tỷ lệ co ngót tổng thể của ấm tử sa sau khi điều sa sẽ nhỏ đi, giảm xác suất biến dạng vì co ngót trong nung, nâng cao tỷ lệ thành phẩm.
135547841 236550008048075 6725567187561996252 n
Ảnh 7-6: Hiệu quả điều sa thời xưa
Ảnh 7-7: Hiệu quả điều sa thiện đại

Trong điều sa, có thể cho thêm vào trong đất sống hạt cát sống, chín tái hoặc chín hẳn cùng loại đất. Hạt cát sống thường dùng cho cùng 1 loại đất, vì tỷ lệ co ngót của cùng 1 loại đất không chênh nhiều, dễ nắm vững, sau nung sẽ có được tác phẩm cùng 1 loại đất. Điều sa cũng có thể cho thêm vào loại cát khác so với đất sống ta dùng. Nếu là loại đất khác, thường sẽ cho vào đất chín tái hoặc chín hẳn. Làm như vậy sẽ đạt được hiệu ứng thị giác đẹp hơn. Thường thấy là thêm đoàn nê vào trong tử nê, cho hạt cát đỏ hoặc trắng vào trong đoàn nê. Cho đoàn nê vào tử nê sẽ đạt được hiệu ứng lấp lánh ánh sao trên ấm. Về loại điều sa này, Tử Ngọc Kim Sa là loại có hiệu ứng đẹp nhất của việc trộn đoàn nê vào tử nê. Khi trộn hạt cát khác loại, phải chú ý tính năng co ngót của đất, nếu tỷ lệ co ngót của đất nền và đất trộn vào tương đồng thì bề mặt ấm sẽ bằng phẳng; nếu tỷ lệ co ngót của 2 loại này khác biệt khá lớn thì sẽ khiến cho bề mặt đất thô ráp và lồi lõm.

Điểm quan trọng của điều sa trong tử sa là vẻ đẹp, phải nắm được 2 điểm:

  1. Nắm vững tính năng của đất, vì tỷ lệ co ngót mỗi loại khác nhau, nếu lựa chọn đất và tỷ lệ trộn không thích hợp thì sự đối lập về màu sắc không rõ nét hoặc bề mặt quá thô ráp, thiếu tính thẩm mỹ.
  2. Nắm vững tỷ lệ trộn, và phải trộn cho đều. Nếu không sẽ xuất hiện hiện tượng như thiếu hạt, mất hạt, hạt phân bố không đều, hạt bị bao phủ…Tác phẩm điều sa thành công là hạt cát phải phân bố đều trên bề mặt ấm, cảm giác đầy đặn, cảm quan hạt tốt. Vì trong phôi có tỷ lệ cát nhất định, nên tăng tính thấu khí, nâng cao độ nhuận của tác phẩm, có lợi cho việc pha trà và điều chỉnh màu sắc.
135836959 236550104714732 5296297200025804651 n
Ảnh 7-8: Điều sa không đều
Ảnh 7-9: Điều sa khá thô

Nội dung cuốn “Dương Tiện Minh Sa Thổ” – Lưu Ngọc Lâm

Ý Trà Quán – Chia sẻ kiến thức về trà và ấm!

Bài viết được đề xuất

X
0
    0
    Giỏ Hàng
    Giỏ hàng trốngQuay lại cửa hàng
    Liên hệ