140895053 247382943631448 4103389886497125667 n

Phô sa, hay còn gọi là nạm sa, điểm sa. Sự khác biệt giữa phô sa và điều sa là:

  • Cách tạo nên khác nhau, điều sa được hoàn thành trước khi đất luyện xong, phô sa hoàn thành trong quá trình chế tác ấm.
  • Hiệu quả sau khi nung khác nhau, tác phẩm điều sa sau khi nung xong sẽ có hiệu quả khá đồng nhất cả trong và ngoài ấm, còn phô sa thì chỉ có bề mặt ngoài ấm có đốm, bên trong không có.

Kỹ thuật phô sa cũng thường có hai loại:

  1. Đập đất thành dải, sau đó rắc đều hạt cát lên trên bề mặt dải đất, ấn cho bằng phẳng rồi làm thành ấm tử sa.
  2. Dựa theo thiết kế đã có trước đó, dùng công cụ rắc, nạm, điểm cát lên phôi ấm đã cơ bản thành hình.
142832162 247382830298126 5595882988011480734 n
Ảnh 7-10: Phô sa không đều
Ảnh 7-11: Phô sa khá đều

Phô sa có phô sa toàn bộ và phô sa một phần: phô sa một phần (ảnh 7-14) là chỉ điểm, rắc hạt cát chín của loại khác với đất nền lên một phần nào đó của ấm, để đạt hiệu quả trang trí.

140895053 247382943631448 4103389886497125667 n
Ảnh 7-14: Tinh phẩm tử nê phô sa một phần

Phô sa toàn bộ (ảnh 7-12, 7-13) là rắc, điểm trang trí toàn bộ bề ngoài của ấm, sau khi nung xong, bề ngoài của nó sẽ giống như điều sa. Tác phẩm phô sa, đặc biệt là tác phẩm phô sa toàn bộ cần rất nhiều thời gian và có độ khó nhất định. Người thực hiện không những phải có kỹ thuật cao siêu và công lực thâm hậu, mà còn phải có sự kiên nhẫn và cẩn thận. Một tác phẩm phô sa tuyệt phẩm, cần phải đạt đến các hạt đều nhau, kích cỡ to nhỏ vừa phải, dày và trật tự, làm phải kỹ, không sót cát, kẹp cát, thiếu cát, bề mặt phải sạch sẽ, xung quanh phải rõ nét, không có cảm giác phần bùn nuốt hết phần hạt.

142915374 247382870298122 3923129733642496000 n
Ảnh 7-12: Thạch biều tử nê phô sa
Ảnh 7-13: Đẩu phương tử nê phô sa

Nội dung cuốn “Dương Tiện Minh Sa Thổ” – Lưu Ngọc Lâm

Ý Trà Quán – Chia sẻ kiến thức về trà và ấm!

Bài viết được đề xuất

X
0
    0
    Giỏ Hàng
    Giỏ hàng trốngQuay lại cửa hàng
    Liên hệ