217323182 356966872673054 7702593608024344154 n

Không phải chỉ Nghi Hưng có đất tử sa

Đầu tiên, định nghĩa khoa học về tử sa theo tiêu chuẩn quốc gia mới “GB/T10816-2008 đồ gốm tử sa” là: “Là loại đồ gốm không men được làm từ loại đất đặc thù có hàm lượng sắt cao và chất đất mịn, màu sắc chủ yếu là màu nâu đỏ, chất gốm cứng và tính thấu khí tốt”. Loại nguyên liệu phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia này không chỉ có đất tử sa Nghi Hưng, khu vực núi phía bắc tỉnh Chiết Giang hay các nơi thuộc Diên An Thiểm Tây đều có loại nguyên liệu sau nung phù hợp với tiêu chuẩn này.

Hơn nữa, đất tử sa Nghi Hưng hình thành trong hệ tầng Wutong kỷ Devon cách đây khoảng 300 triệu năm, là kết quả của chuỗi thoái triển và thuộc tướng trầm tích của các hồ nội địa và hồ ven biển. Nếu nhận định từ nguyên nhân hình thành, thì loại địa tầng này không chỉ có ở Nghi Hưng, do vậy đất tử sa không thể chỉ tồn tại ở Nghi Hưng, chỉ là chưa được khai quật và sử dụng mà thôi.

Thứ ba, từ kết quả điều tra nguyên liệu đất gốm của Trung Quốc cho thấy, Trường Hưng Chiết Giang, Quảng Đức An Huy, Diên An Thiểm Tây, Giao Thành Sơn Tây, Vân Nam, Quảng Đông, Hồ Nam, Liêu Ninh…đều có loại đất tương tự vậy. Nhưng những loại đất tương tự này phần nhiều là màu sắc bên ngoài giống và một số tính năng gần nhau, nếu xét về tính năng tổng thể thì vẫn có một số khác biệt nhất định so với đất tử sa Nghi Hưng.

217323182 356966872673054 7702593608024344154 n
Ảnh 3-21: Tình trạng phân bố đất tử sa toàn Trung Quốc

Huyện Trường Hưng Chiết Giang liền kề Nghi Hưng, nối với mạch núi phía nam của Nghi Hưng, nền địa chất ở đây về cơ bản giống nhau, nguyên nhân hình thành đất tử sa, tình trạng phân bố, tính năng của đất cũng cơ bản đồng nhất với tử sa Nghi Hưng (ảnh 3-22: quặng tử sa ở phía tây Trường Hưng, Chiết Giang). Trong tình hình đất tử sa bị giới hạn khai thác, không ít đất tử sa Trường Hưng được lấy ra thay thế. Cuối thời nhà Thanh, Trường Hưng Chiết Giang cũng từng có ấm tử sa. Đầu đời Thanh, nhà làm ấm nổi tiếng tại Nghi Hưng là Trần Minh Viễn từng nhận lời mời của các văn nhân tại Đồng Hương – Chiết Giang, đến vùng đó để dạy và làm ấm tử sa. Cuối thời nhà Thanh, khu vực Ninh Ba – Chiết Giang từng có một lò nung tử sa nổi tiếng tên là lò Ngọc Thành. Hiện nay khu vực Trường Hưng vẫn có một lượng sản xuất tử sa nhỏ. “Chiếc ấm lớn nhất thế giới” tại đại sảnh viện bảo tàng trà Trung Quốc có xuất xứ ở Trường Hưng, Chiết Giang. Nhưng vì nguồn gốc và môi trường trầm tích khác nhau, đất tử sa có nguồn gốc từ Trường Hưng Chiết Giang không có chủng loại phong phú và màu sắc đẹp như đất tử sa Hoàng Long Sơn – Nghi Hưng, cấu tạo và cấu trúc hạt của nó cũng không giống hoàn toàn đất tử sa Nghi Hưng, tính ổn định khu nung, hiệu quả sau nung cũng không bằng tử sa Nghi Hưng, vì thế tính năng chung kém hơn đất tử sa Nghi Hưng chút, đặc biệt là so với đất tử sa ở Hoàng Long Sơn.

215067590 356966926006382 4715896238624466073 n
Ảnh 3-22: Quặng tử sa phân bố ở phía tây Trường Hưng, Chiết Giang.

Nội dung trích dịch từ cuốn “Dương Tiện minh sa thổ” – Lưu Ngọc Lâm

Ý Trà Quán – Chia sẻ kiến thức về trà và ấm!

Bài viết được đề xuất

X
0
    0
    Giỏ Hàng
    Giỏ hàng trốngQuay lại cửa hàng
    Liên hệ