HIỆN TƯỢNG “DIÊU BIẾN” TRONG NUNG ẤM TỬ SA – PHẦN 1

186553340 325586899144385 7633679230053408519 n

Ban đầu, những người làm gốm gọi hiện tượng thành phẩm gốm sau khi nung có màu, sắc, hình, âm, chất…mang nét đặc biệt, không giải thích được nguyên nhân và cũng không thể nung ra được kiểu đó một lần nữa là “Diêu Biến”.

Diêu biến, là hiện tượng thường thấy trong quá trình sản xuất đồ sứ. Bởi lẽ thành phần của men không như nhau, hoặc mấy loại men cùng quét lên một đồ vật, trong quá trình nung, xảy ra một loạt các phản ứng hóa học phức tạp khiến cho màu sắc thay đổi. Trong quá trình làm đồ sứ đời Đường đã bắt đầu xuất hiện men diêu biến. Trong lịch sử, những loại men diêu biến nổi tiếng với việc thay đổi màu sắc do quá trình nung có: Diêu biến Quân Diêu đời Tống, men xanh táo và lò Lục Lang Diêu tại trấn Cảnh Đức năm Khang Hy, men hoa diêu biến năm Càn Long và Ung Chính. Sau khi nghiên cứu và thử nghiệm, người làm gốm hiện đại đã dùng công thức, thiết kế và kỹ thuật nung để tạo ra nhiều loại men diêu biến.

Diêu biến của tử sa, ban đầu là do nguyên nhân ngẫu nhiên, khiến ấm tử sa xuất hiện những hiện tượng bất thường trong quá trình nung bình thường. Hiện tượng bất thường này chủ yếu thể hiện ở sự thay đổi về màu sắc bên ngoài ấm tử sa. Trong phạm vi nhiệt nung bình thường (từ 1150 độ C – 1250 độ C), ấm tử sa đáng lẽ nên nung ra một màu đồng nhất, hoặc tím, hoặc đỏ, hoặc vàng…Nhân tố chủ yếu khiến diêu biến xảy ra là do một vị trí nào đó trong lò có nhiệt độ cao hơn, khiến những phản ứng hóa học giữa các chất ô xi hóa trong đất xảy ra mạnh mẽ dẫn đến màu sắc thay đổi. Đặc biệt là các ô xít sắt sẽ trở thành màu đen hơn, đây là nguyên nhân tại sao những ấm tử sa diêu biến hầu hết là màu đen.

186553340 325586899144385 7633679230053408519 n
Ấm diêu biến tử nê

Thời xưa, khi nung ấm tử sa, người ta đặt nó vào trong hộp hoặc ang, chậu…rồi cho vào lò rồng để nung. Có lúc vì đặt không đúng vị trí mà hộp bị nghiêng đổ, phôi ấm trự tiếp tiếp xúc với ngọn lửa tạo thành những vết lửa táp. Khi nung bằng lò rồng, họ cho củi vào những “lỗ vẩy”, nên nhiệt độ nung lúc cao lúc thấp, nếu cao quá thì dễ sinh ra diêu biến, thấp quá thì nung không chín dẫn đến hỏng. Trong quá trình đốt của gỗ thông, có khi tiếp xúc trực tiếp với phôi ấm, nhựa thông sẽ ảnh hưởng đến ấm tạo ra hiệu ứng diêu biến.

Hiện tượng “diêu biến” hoàn toàn khác với hiện tượng “nung hỏng”. Màu sắc mà “diêu biến” tạo nên mang lại hiệu ứng hài hòa và tự nhiên, thể hiện nghệ thuật giữa lửa và đất. Tác phẩm diêu biến tự nhiên rất tự nhiên và khó tìm được chiếc giống vậy, có thể nói là không phải cứ cầu mà được.

Nghệ nhân thời nay dùng trí tuệ, nghiên cứu sâu và những thực nghiệm táo bạo, đã biến hiện tượng “diêu biến” tự nhiên thành loại “diêu biến” có thể khống chế. Điều quan trọng nhất trong “Diêu biến”, một là nhiệt độ nung, hai là không khí trong lò. Diêu biến tự nhiên chủ yếu vì nhiệt độ cục bộ trong lò cao, vượt qua phạm vi mức nhiệt độ mà tử sa chịu được, khiến các chất ô xít kim loại trong đất tử sa xảy ra phản ứng hóa học mạnh mẽ, hiệu ứng diêu biến chỉ xảy ra trong môi trường nhiệt độ cao, vì vậy khống chế nhiệt là một trong các điểm mấu chốt. Nếu không khống chế tốt nhiệt độ lò, cả mẻ nung sẽ bị hỏng hay nứt.

1 12

Không khí trong lò cũng có ảnh hưởng lớn đến việc sinh ra hiệu ứng diêu biến. Không khí trong lò quyết định bởi tính chất hóa học của ngọn lửa và lượng gió trong lò. Căn cứ vào lượng CO trong ngọn lửa, có thể chia ngọn lửa thành lửa đủ o xi, lửa hoàn nguyên và lửa trung tính. Hiệu ứng diêu biến thường dễ thực hiện trong ngọn lửa trung tính, nhưng ngọn lửa trung tính này khó mà có được trong quá trình sản xuất thực tế, vì vậy thường lấy ngọn lửa hoàn nguyên yếu để thay thế nó. Việc điều chỉnh gió trong lò ảnh hưởng trự tiếp đến áp lực và nhiệt độ lò, vì vậy lượng gió, áp suất gió đều là nhân tố quan trọng để hình thành diêu biến. Trong một không khí đặc thù, bằng việc phun một loại chất ô xít kim loại nào đó, cũng có thể dễ dàng hình thành hiệu quả diêu biến.

Nội dung từ cuốn “Dương Tiện Minh Sa Thổ” – Lưu Ngọc Lâm.

Biên dịch: Trần Thùy An

Ý Trà Quán – Chia sẻ kiến thức về trà và ấm!

Bài viết được đề xuất

X
0
    0
    Giỏ Hàng
    Giỏ hàng trốngQuay lại cửa hàng
    Liên hệ