201537014 340799247623150 961302812522541867 n

Một số ấm tử sa sau khi pha trà, phát hiện ra màu sắc ấm ngày càng tối, xuất hiện những mảng đen, không làm sạch được. Vậy là sao?

Ấm tử sa xuất hiện những vết, mảng đen này không phải do hỏng, mà đây là hiện tượng “nhả đen”. Nhả đen khác với cao trà ở chỗ, cao trà sẽ tập trung xuất hiện ở một phần nào đó, còn nhả đen thì phân bố không có quy luật, có lúc thì đều khắp thân ấm, có lúc lại tập trung ở một chỗ trên bề mặt thân ấm, như miệng ấm, viền đáy ấm, viền nắp ấm.

Ấm tử sa “nhả đen” là vì mật độ khí khổng trên bề mặt ấm rời rạc. Trong quá trình pha trà, sắt trong lá trà sẽ trở thành màu đen sau quá trình ô xi hóa, dễ dàng tích tụ trong những lỗ hổng này và hình thành những mảng màu đen với những sắc thái khác nhau, dần dần tạo thành nhả đen.

Ấm tử sa “nhả đen” không có ảnh hưởng gì đến mùi vị trà cũng như sức khỏe con người, chỉ là với những người dùng ấm kỹ tính, sẽ thấy hiện tượng này ảnh hưởng đến mỹ quan.

201537014 340799247623150 961302812522541867 n
Âms Tử Sa nhả đen ở đáy ấm

Có phải tất cả các ấm tử sa đều xuất hiện “nhả đen”?

Nếu nói cho chính xác, thì chỉ cần là tử sa nguyên khoáng, ít nhiều cũng đều xuất hiện hiện tượng nhả đen.

203278305 340800030956405 8772612985271488949 n
Hình trái: mật độ khí khổng lỏng lẻo, dễ nhả đen (nung nhiệt thấp)
Hình phải: mật độ khí khổng chặt chẽ, không dễ nhả đen (nung nhiệt cao)

Những ấm được chế tác ở thời kỳ trước, do nhiệt độ lò nung khá thấp, việc khống chế nhiệt độ và thời gian nung ấm chưa hoàn thiện, nếu nhiệt độ không đủ sẽ khiến cho độ thiêu kết thấp, đất chưa co ngót hoàn toàn, mật độ khí khổng lỏng lẻo nên dễ dẫn đến “nhả đen”.

204137405 340800194289722 7542925548924460343 n
Ấm cũ thời kỳ đầu dễ nhả đen do sự khó khăn trong khống chế nhiệt và thời gian nung

Hiện nay, kỹ thuật nung được nâng cao, muốn đẩy đến mức kết tinh cao là điều khá đơn giản, vậy thì “nhả đen” sẽ dễ xuất hiện ở những loại đất xốp, có kết cấu lỏng lẻo, không chặt chẽ, như các loại thuộc họ Đoàn Nê.

Làm sao để loại trừ được “nhả đen”?

“Nhả đen” thường không thể loại bỏ bằng cách tẩy rửa, chỉ có thể cho vào lò nung lại lần nữa. Nhưng cách làm này có khả năng làm nứt vỡ ấm nếu ấm chưa được để khô triệt để, bởi nước sẽ ngấm vào trong các lỗ khí khổng của ấm. Tỷ lệ hỏng ấm khi nung lại này vào khoảng 5-10%. Nhưng sau khi nung xong, vẫn có khả năng nhả đen sau khi pha với trà. Vì vậy, nếu không ảnh hưởng đến sử dụng thì không nên nung lại ấm.

Ý Trà Quán – Chia sẻ kiến thức về trà và ấm!

Bài viết được đề xuất

X
0
    0
    Giỏ Hàng
    Giỏ hàng trốngQuay lại cửa hàng
    Liên hệ