Trên thực tế, Liêu Ninh là một trong những nơi phát hiện ra nhiều đất tử sa hiện nay, khu vực Khách Tả thuộc thành phố Triều Dương, Liêu Ninh cũng dã sử dụng đất tử sa từ lâu. Đất tử sa khu vực Khách Tả hình thành ở tập kết mịn Permi và là vật liệu phong hóa của đá phiến cát tím, hàm lượng sắt khá cao, khoảng 10%, bên ngoài có màu tím nâu đỏ (như ảnh 3-28), màu sắc khá đơn điệu, sau khi nung cho ra màu tím đỏ. Đất này đã từng được dùng làm ấm tử sa, hiệu quả sánh ngang đất tử sa Nghi Hưng (như ảnh 3-29), có điều tính năng khác nhau. Kết quả thí nghiệm của một số người trong ngành tử sa Nghi Hưng cho thấy, phần lớn đất tử sa khu vực Liêu Ninh không thể trực tiếp làm ấm tử sa được, một số ít có thể làm ấm tử sa sau khi đã trộn thêm đất tử sa Nghi Hưng.

Đất tử sa Tế Khanh – Thọ Ninh – Phúc Kiến tồn tại ở tầng đáy hệ tầng Shaxian thuộc kỷ Phấn Trắng, thân quặng có cấu trúc đơn tà, phân bố theo hướng bắc – đông, dài 1100m, rộng 500~1020m, độ dày tổng 385~470m, trữ lượng 2098.34 vạn tấn. Đây là loại quặng tía đá với cấu trúc sét, hàm lượng sét khoảng 60-80%, dạng vi vảy, thành phần khoáng vật chủ yếu là Thạch Anh và Fenspat. Thành phần hóa học chủ yếu là: SiO2 64.10%-66.38%, Al2O3 18.54%, Fe2O3 5.59%. Cấu tạo địa chất mỏ quặng đơn giản, chất đất đơn điệu, hàm lượng Al2O3 thấp hơn so với tử sa Nghi Hưng, nhiệt độ nung cũng thấp, chất đất gần với đất làm đồ sứ hơn là đất tử sa nghi Hưng.



Nội dung trích dịch từ cuốn “Dương Tiện minh sa thổ” – Lưu Ngọc Lâm
Ý Trà Quán – Chia sẻ kiến thức về trà và ấm!