134087366 232294408473635 2599147605733739805 n

“Tử Ngọc Kim Sa” là tên gọi ca ngợi dành cho tử sa, gọi tử sa là “Tử Ngọc Kim Sa”, là bởi ấm trà tử sa được làm từ đất tử sa chất lượng tốt sẽ trở nên ôn nhuận, cổ điển, nhã nhặn như ngọc sau quá trình nuôi dưỡng, cộng thêm những hạt đoàn nê trộn thêm hoặc găm vào trên thân ấm (đoàn nê sau nung có màu vàng), giống như bầu trời đầy sao, hay như những bông tuyết bồng bềnh, rất xinh đẹp khiến người ta ngỡ là “tử ngọc kim sa” (Ảnh 4-61, 4-62).

134087366 232294408473635 2599147605733739805 n
Ảnh 4-61: “Tử Ngọc Kim Sa” điều sa
Ảnh 4-62: “Tử Ngọc Kim Sa” phô sa
Ảnh 4-63: Giáng ba tử nê và hiệu ứng sau nung

Trong các loại đất nguyên khoáng, chỉ có loại đất tử nê cộng sinh trong giáng ba nê (có chứa nhiều thành phần đoàn nê) có thể làm được hiệu ứng tử ngọc kim sa (như ảnh 4-63), những loại đất khác rất ít có thể làm ra được hiệu ứng này. Dùng “tử ngọc kim sa” để hình dung một số tác phẩm tử nê là khá phù hợp, nhưng nếu dùng nó để hình dung tất cả các tác phẩm tử sa thì không chính xác.

Thực ra, tác phẩm xứng danh “Tử Ngọc Kim Sa” đã từng xuất hiện, nhưng lúc đó không gọi là “Tử Ngọc Kim Sa”, mà là “Tuyết Hoa Nê”. Cái tên “Tử Ngọc Kim Sa” của tử sa được lan truyền bởi bộ phim dài 40 tập cùng tên. Bộ phim này xoay quanh câu chuyện về chiếc ấm tử sa “Âm Dương Thái Cực”, từ chuyện làm ấm, tìm ấm, giấu ấm, cắp ấm, bán ấm, mua ấm, chơi ấm, đập ấm…để thể hiện nội hàm sâu sắc của văn hóa tử sa Nghi Hưng, nâng cao kiến thức của mọi người về tử sa.

Trong lịch sử, các tác phẩm Tử Ngọc Kim Sa kinh điển có ấm “Tuyết Hoa Đẩu Phương” (như ảnh 4-64, hiện đang lưu giữ tại bảo tàng gốm sứ Nghi Hưng) và “Tuyết Hoa Đề Lương” (ảnh 4-65, hiện đang lưu giữ tại phòng triển lãm xưởng công nghệ tử sa Nghi Hưng) của Hoàng Ngọc Lân sau đời Đạo Quang triều Thanh, nguyên liệu là tử hồng nê phô sa, các hạt đều và dày, kích thước phù hợp, mật độ đồng nhất, không bị sót hạt, kẹp hạt, thiếu hạt. Bề mặt sáng sạch, xung quanh gọn gàng, không mắc phải đặc điểm phô sa lồi lõm không đồng đều hay bị đất che đi như cuối đời Minh đầu nhà Thanh. Những bông hoa tuyết bay bồng bềnh khắp ấm, trông rất đẹp, thể hiện kỹ nghệ và trình độ nghệ thuật cao siêu của Hoàng Ngọc Lân, được coi là cực phẩm hiếm thấy trong phô sa, đến nay vẫn không ai bì được.

134482400 232294631806946 9025354579678588730 n
Ảnh 4-64: Tuyết Hoa Đẩu Phương
134927510 232294755140267 8173160805933588457 n
Ảnh 4-65: Tuyết Hoa Đề Lương

Có hai cách để làm ra “Tử Ngọc Kim Sa”:

  1. Dùng cách phô sa, tức là sau khi tạo hình ấm xong, dùng các hạt cát chín găm vào bề mặt ấm. Cách này dễ thực hiện hơn, nhưng rất tốn thời gian và sức lực, nếu không có tay nghề và công phu nghệ thuật thâm hậu, rất khó để đạt được hiệu ứng này, điểm mấu chốt của nó là phải găm đều nhau
  2. Dùng điều sa để thực hiện, tức là trong quá trình luyện đất, ta thêm vào đó số lượng hạt cát chín hoặc sống với độ thô đồng đều, theo tỷ lệ nhất định, rồi dùng đấy đó làm thành ấm tử sa. Cách này khó hơn cách trên, bởi nếu lựa chọn và phối nguyên liệu không hợp lý, sẽ xuất hiện ra việc hạt đất bị che đi, bề mặt không đồng đều, thiếu hạt, rất khó đạt được hiệu ứng mong muốn, điều mấu chốt là phải trộn đất cho đều.

Hiện nay trên thị trường, các tác phẩm phô sa, điều sa rất nhiều, nhưng tinh phẩm thì ít. Một vì điều sa không đều, thường xuất hiện việc hạt bị nuốt, phân bố không đều, thiếu hạt; hai là tỷ lệ phối giữa đất nền và đất thêm vào không hợp lý, màu sắc không hài hòa, vì thế chọn lựa nguyên liệu cũng rất quan trọng. Những tác phẩm xứng tầm “Tử Ngọc Kim Sa” rất khó có được.

Nội dung cuốn “Dương Tiện Minh Sa Thổ” – Lưu Ngọc Lâm

Ý Trà Quán – Chia sẻ kiến thức về trà và ấm!

Bài viết được đề xuất

X
0
    0
    Giỏ Hàng
    Giỏ hàng trốngQuay lại cửa hàng
    Liên hệ