z5864749209809 f7d7f590d98a38f2e64cfde1985b6567

Công cuộc khai thác và làm đất tử sa tại Diên An – Thiểm Tây cũng đã có lịch sử hơn 50 năm, kết quả nghiên cứu địa chất cho thấy, trữ lượng đất hiện tại ở đây rất lớn. Đất tử sa Diên An có ở phần giữa và bên dưới sườn núi cao nguyên đất vàng, là những cục quặng trầm tích màu tím đỏ đậm, độ cứng khá thấp, khoảng 3-4 độ Mohs (thang độ cứng), hàm lượng khá cao (lượng sắt đo được thực tế là 5.12%), cấu tạo khoáng vật của nó dưới kính hiển vi là thạch anh, đất sét, sắt và Felspat. Thành phần hóa học của nó là SiO2 67.41%, Al2O3 16.02%, Fe2O3 5.12%, K2O 3.63%, TiO2 0.86%, CaO 0.58%, MgO 0.90%, Na2O 0.12%, LOI 5.13%.

Lượng Al2O3 của tử sa Diên An thấp hơn tử sa Nghi Hưng, trong khi hàm lượng K2O lại cao hơn tử sa Nghi Hưng, điều này ảnh hưởng đến nhiệt độ nung. Hàm lượng K2O trong đất tử sa Diên An là 3.63%, trong khi hàm lượng K2O trong tử sa Nghi Hưng là 2.66%. Lượng K2O trong phôi là thành phần hỗ trợ tan chảy chính, lượng K2O càng cao thì độ nhớt để tạo nên phôi bóng càng lớn, phạm vi tan chảy càng rộng, từ đó khiến âm thanh thành phẩm càng vang vọng và gần với sứ hơn. Các hạt thạch anh trong tử sa Diên An khá mịn, đồ dùng pha trà được làm bằng đất tử sa Diên An có độ cứng cao, mật độ thể tích lớn, mặt cắt chặt chẽ và mịn, khí khổng khá ít và nhỏ, độ hút nước thấp (0.15%), mức độ thiêu kết cao, tính thấu khí kém, khá gần với sứ. Sau khi nung, phôi chủ yếu có màu nâu đỏ, màu sắc đồng đều và hầu như được tạo hình theo lối đổ đất lỏng vào khuôn, mang một phong cách khác với tử sa Nghi Hưng.

Nội dung trích dịch từ cuốn “Dương Tiện minh sa thổ” – Lưu Ngọc Lâm

Ý Trà Quán – Chia sẻ kiến thức về trà và ấm!

Bài viết được đề xuất

X
0
    0
    Giỏ Hàng
    Giỏ hàng trốngQuay lại cửa hàng
    Liên hệ